Thủng Loét Dạ Dày – Tá Tràng – Bài Giảng ĐHYD TPHCM

PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG THỦNG LOÉT DDTT

Thủng do loét là một biến chứng nặng và thường gặp, đứng thứ hai sau biến chứng chảy máu của bệnh loét dạ dày-tá tràng.

Thủng loét dạ dày-tá tràng cần được chẩn đoán sớm và can thiệp cấp cứu kịp thời hhằm cứu sống người bệnh, giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng sau mổ.

1. DỊCH TỄ HỌC – NGUYÊN NHÂN

1.1. DỊCH TỄ HỌC

1.1.1. Tần suất

Trong các biến chứng của bệnh loét dạ dày -tá tràng, thủng ổ loét chiếm tỉ lệ 5-10%.

Ở Việt Nam, theo Đỗ Đức Vân trong 31 năm (1960-1990) tại Bệnh viện Việt Đức- Hà Nội có 2.481 trường hợp thủng loét dạ dày-tá tràng. Theo Phan Thanh Minh, trong 5 nằm (1995-1999) tại 3 Bệnh viện lớn ở Hà Nội (Việt Đức, Bạch Mai và Saint Paul) có 621 trường hợp, trung bình vào khoảng 120 trường hợp mỗi năm.

Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh, theo Nguyễn Anh Dũng, trong 1 năm (1996-1997) có 109 trường hợp. Và tại Chợ Rẫy, theo Trần Thiện Trung, trong 1 năm (1998-1999) có 170 trường hợp thủng loét dạ dày-tá tràng.

1.1.2. Giới

Ở các nước, tỉ lệ nam/nữ vào khoảng 2,5- 3/1. Ở Việt Nam: theo Đỗ Đức Vân là 15/1, và theo Lê Ngọc Quỳnh tại Bệnh viện Saint Paul Hà Nội giai đoạn 1986 -1993 là 12,4/1.

1.1.3. Tuổi

Thủng do loét có thể xảy ra từ 13-98 tuổi, gặp nhiều trong độ tuổi lao động từ 20-50 tuổi. Tuổi trung bình theo Đỗ Đức Vân là 38,85.

1.1.4. Nghề nghiệp

Thủng ổ loét thường xảy ra ở những bệnh nhân làm lao động chân tay (công nhân, nông dân, ngư dân, bốc vác….). Theo Weir, thủng xảy ra cao nhất ở người làm nghề đánh cá, nông dân. Theo Lê Ngọc Quỳnh, thủng chiếm 43,7% ở công nhân và nông dân, và theo Trần Thiện Trung ở nông dân chiếm 55,8% và công nhân là 8,1%.

1.1.5. Mùa

Ở phương Tây, triệu chứng của bệnh loét và biến chứng thủng có tỉ lệ tăng cao ở mùa đông, giống nhau ở mùa xuân và mùa hạ nhưng thấp ở mùa thu.

Ở Việt Nam, Đỗ Sơn Hà (Viện quân y 103 – Hà Nội 1995) gặp 62% trường hợp thủng ở mùa đông-xuân, và theo Nguyễn Cường Thịnh (Bệnh viện quân đội 108-1995) thời gian thủng xảy ra chủ yếu vào lúc sáng sớm.

1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ THUẬN LỢI

Thủng là một biến chứng của bệnh loét dạ dày-tá tràng, nguyên nhân và yếu tố thuận lợi của bệnh loét gồm: Vai trò của acid, vai trò của nhiễm Helicobacter pylori, vai trò của NSAIDs… được tóm tắt ở (sơ đồ 1).

Hệ thống sinh loét Hệ thống bảo vệ
AcidPepsinMậtNSAIDsVi khuẩn H.pyloriChất nhầyBicarbonateTế bào biểu môProstaglandins

Sơ đồ 1. Cơ chế cân bằng giữa hệ thống sinh loét và hệ thống bảo vệ 

Tỉ lệ nhiễm H. pylori qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước là 95- 100% trong loét tá tràng và 75-85% trong loét dạ dày. Tỉ lệ này là 39-85% trong biến chứng chảy máu và là 80-96% trong thủng do loét dạ dày-tá tràng.

Trong đó nguyên nhân loét do việc sủ dụng NSAIDs/Aspirin chiếm tỉ lệ 15-20% và có thể là nguy cơ gây ra biến chứng như chảy máu hoặc thủng, sử dụng Corticoids trên những bệnh nhân loét có thể làm chậm quá trình lành sẹo và có thể làm nặng thêm diễn tiến của thương tổn loét và cũng có thể đưa đến các biến chứng chảy máu hoặc thủng. Ngoài ra thủng do loét cấp tính (Curling) có thể xảy ra sau một nhiễm trùng, bỏng, chấn thương nặng hoặc bệnh nhân đang trong thời gian nằm điều trị tại Khoa săn sóc đặc biệt…

Tham khảo thêm: https://daivietmedical.vn/

Để biết thêm thông tin về giá máy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0971.199.798 Mr.Sơn

THIẾT BỊ Y TẾ ĐẠI VIỆT – Nhập khẩu và phân phối hàng thiết bị y tế chính hãng tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *