CHÂN KHOÈO (CLUB FOOT)

PHẦN 2: CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SANH BẰNG SIÊU ÂM

Phương pháp chẩn đoán chân khoèo thai nhi thích hợp là siêu âm

Bernaceraff và Frigoletto (1985) đâù tiên mô tả dấu hiệu chân khoèo trên siêu âm 2 chiều: hình ảnh bàn chân và cẳng chân nằm trên cùng một mặt phẳng, bàn chân vuông góc với thân xương chày (hình 1.)
Bronshtein và Zimmer 1989 đã chẩn đoán được chân khoèo lúc thai 13 tuần Từ sau 21 tuần siêu âm chẩn đoán chân khoèo cũng như nhiều dị hình khác dễ dàng hơn

Theo Yamamoto (1989)10% chân khoèo có kèm dị tật khác. Thế nên cần tìm kỹ những dị hình khác của thai nhi một khi đã phát hiện chân khoèo. Ngoài ra cần đánh giá lượng nước ối, u xơ tử cung, có thể sẽ là nguyên nhân gây bó hẹp vị thế bàn chân của thai nhi

Hình 2 siêu âm 2 chiều : mối liên hệ giữa cẳng chân –bàn chân trong trường hợp bình thường và chân khoèo
( hình copy từ tài liệu đào tạo của ISUOG – tác giả Gianluigi pilu, Kypros Nicolaides, Renato Ximenes và Phillipe Jeanty)

Hình 2. siêu âm 2 chiều và 3 chiều: chân khoèo
( Hình copy từ tài liệu đào tạo của ISUOG – tác giả Gianluigipilu, Kypros Nicolaides, Renato Ximenes và Phillipe Jeanty)

Hình 4 . siêu âm 3 chiều : chân khoèo
(Hình copy từ J Ultrasound Med 2008; 27: 1041-1051)

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Thường chân khoèo đơn độc và vô căn Luôn để ý trường hợp chân khoèo đang gặp có thể nằm
trong một bức tranh dị tật có yếu tố gia đình, hoặc chỉ là một dấu hiệu của một hội chứng hay đơn giản là do biến dạng khớp cổ chân do tư thế. Hơn 250 hội chứng không có rối loạn nhiễm sắc thể có
kèm chân khoèo. Những bất thường bộ nhiễm sắc thể có kèm với chân khoèo là trisomy 18, mất đoạn nhiễm sắc thể 18q, 4p, 7q , 9q và 13q. Những nguyên nhân có thể gây chân khoèo do tư thế
bàn chân bị chèn ép trong tử cung như đa thai, những dị tật lớn, thiểu ối, u xơ tử cung. Cần nghĩ đến bệnh lý thần kinh cơ thai nhi bao gồm : khiếm khuyết ống thần kinh, teo co cột sống, loạn dưỡng cơ. Những bệnh di truyền gen trội như hội chứng Freeman – Sheldon có thể kèm với chân khoèo. Tương tự những bệnh di truyền gen lặn như hội chứng Smith -Lemli – Opitz, Larsen có thể kèm với chân khoèo (Ramer et al 1988).
Một số bệnh loạn sản xương thai nhi cũng kèm với chân khoèo (Gollop và Eigier 1987) .

XỬ LÝ TRONG THAI KỲ:
Không có điều trị đặc hiệu gì cho thai nhi bị chân khoèo Không cần xét nghiệm nước ối để tìm bất thường nhiễm sắc thể nếu chân khoèo là đơn độc.
TIÊN LƯỢNG LÂU DÀI: Cha mẹ của trẻ bị chân khoèo cần được tư vấn như sau: Đối với chân khoèo một bên đơn độc : 60-95 % điều chỉnh được và không tái phát với điều trị bảo tồn ví dụ bó bột liên tục hoặc phẫu thuật (Bleck 1993) Tiên lượng tốt cho trẻ sơ sinh nữ bị chân khoèo một bên, và được điều trị trước 9 tháng tuổi. Tiên lượng kém hơn cho trẻ nam bị chân khoèo một bên nếu được điều trị sau 9 tháng Phẫu thuật nói chung thành công trong phần lớn các trường hợp chân khoèo cần phẫu thuật, 25% trường hợp
cần phẫu thuật bổ xung (Atar et al 1992) Các trường hợp chân khoèo một bên, sau điều trị thành công, bàn chân khoèo và bắp chuối cẳng chân khoèo vẫn nhỏ hơn chân bình thường Về lâu dài các trẻ chân khoèo đã được điều chỉnh có thể tham gia hầu hết các hoạt động thể thao.
TÁI PHÁT Ở LẦN SANH SAU
Nếu cha mẹ bình thường và bào thai hiện tại là nam bị chân khoèo thì tỉ lệ bị chân khoèo cho thai nhi lần mang thai kế tiếp là 2%, trong khi nếu bào thai hiện tại là nữ bị chân khoèo thì tỉ lệ bị chân khoèo cho lần mang thai kế tiếp là 5%. Nếu bố hoặc mẹ bị chân khoèo và thai nhi hiện tại bị chân khoèo thì tỉ lệ bị chân khoèo cho thai nhi lần mang thai kế tiếp là 25% (wynne-Davies 1972).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *