CHÂN KHOÈO (CLUB FOOT)

BS. TRỊNH HỮU PHÚC -BỘ MÔN SẢN ĐHYD TP.HCM -1/6/2009

PHẦN 1- ĐẠI CƯƠNG: Chân khoèo là tình trạng bất thường vị thế của bàn chân thai nhi, bàn chân lật ngửa khép và hướng vào trong.

Phân làm hai loại :

  1. Chân khoèo bệnh lý (intrinsic club foot): bàn chân trẻ
    mới sinh ra đã cứng, mối liên hệ xương cổ chân bàn
    chân bất thường, gân dây chằng xơ hóa, teo. Dạng chân
    khoèo này cần điều trị phẫu thuật.
  2. Chân khoèo biến dạng (extrinsic club foot) do tư thế :
    bàn chân trẻ mới sinh, mềm dẻo, mặc dù có thể có mối
    liên hệ xương bất thường. Loại này có thể điều trị bảo
    tồn

BỆNH CĂN
Cho đến nay, nguyên nhân của chân khoèo vẫn chưa rõ. Bất thường giải phẫu chủ yếu là xương sên nhỏ hơn bình thường. Đầu và cổ xương sên bị lật ngửa hướng vào trong. Một giả thuyết cho là do dừng phát triển trong bào thai. Theo Kawashima và Uhthoff (1990) : khi thai được 8-9 tuần, thời gian nụ chi dưới đang phát triên, bàn chân ở vị thế khép giống như chân khoèo. Những cử động của chi dưới bắt đầu từ tuần 9-11. Nếu thời gian này có bất thường về thần kinh hoặc cơ ngăn trở hoạt động của chi dưới, thì các khớp ở cổ chân sẽ trở nên cứng và co rút. Đến tuần thứ 11, cử động dạng ra của bàn chân làm bàn chân có vị thế bình thường. Vì vậy nếu có biến cố nào làm dừng sự phát triển bàn chân thai nhi vào thời điểm 8-9 tuần, thì cuối cùng sẽ làm biến dạng cổ chân thai nhi thành chân khoèo. Những giả thuyết khác cho rằng : Do những bất thường chủ yếu ở xương hoặc do nguyên do nội sinh hoặc do lực chèn ép ở môi trường ngoài tác động lên xương Mất cân bằng ở cơ; co rút các dây chằng, kèm xơ hóa Yếu thần kinh mác, yếu cơ duỗi lưng mác (perineal dorsilflexor). Bất thường chất collagen, bất thường về thần kinh hoặc do sự có mặt của các thành phần co rút dưới tế bào (Drvaric et al 1989). Sự xơ hóa co rút do có quá nhiều mô tế bào sợi. sự co rút của các tế bào giống nguyên bào sợi cơ ( myofibroblast – like cells) Sự bám bất thường của gân Achill, gân cơ mác hoặc cơ chày trước (Bleck 1993) Gần đây, nghiên cứu về chọc ối sớm lúc thai 11-13 tuần cho thấy có sự gia tăng xuất độ bị chân khoèo (sundberg et al 1997; Canada early and mid trimester amniocentesis trial group 1998) Đa số các nhà khoa học cho rằng chân khoèo là do sự biến dạng bàn chân thai nhi trong thời kỳ phát triển trong tử cung mặc dù còn nhiều tranh luận quanh nguyên nhân thần kinh cơ.

XUẤT ĐỘ
Theo Wynne-Davies (1964) xuất độ chân khoèo là 1: 1000 trẻ sanh sống. Theo Malmo (Thụy điển) và Danielsson (1992) nghiên cứu 40 năm cho thấy có 128 ca chân khoèo trong 137.614 trẻ sanh sống, cho xuất độ 0,93:1000. Theo Treadwell et all (1999) xuất độ chân khoèo chẩn đoán trước sanh là 0,43%. Xuất độ chân khoèo tùy vào chủng tộc, xuât độ chân khoèo cao nhất ở người có tổ tiên là dân po-li-ne-si, đặc biệt người Hawai và Maoris ở New zealand, có xuất độ chân khoèo là 7: 1000 trẻ sanh sống (Drvic et all 1989) Đa số nghiên cứu cho thấy chân khoèo xảy ra thường ở nam hơn ở nữ, tỉ lệ Nam : nữ là 2:1 40-59% chân khoèo xảy ra ở hai bên (Danielsson 1992) Khi chân khoèo xảy ra một bên, thì hơi thường hơn là bên phải (Dravic et all 1989) Xuất độ chân khoèo không tăng theo tuổi mẹ (Yamamoto 1979) Tăng nhẹ xuất độ dạng chân khoèo nhẹ ở những trẻ sanh ra giữa tháng 11 và tháng tư (Pryor et all 1991)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *