Tôi có thói quen không gọt vỏ một số loại trái cây và rau củ để đỡ mất dưỡng chất, điều này có nên làm? (Hà, 30 tuổi, Hà Nội).
Trả lời:
Vỏ trái cây hoặc rau củ thường bị loại bỏ do sở thích hoặc thói quen, nhằm giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, gọt vỏ đồng nghĩa với việc loại bỏ một trong những bộ phận giàu chất dinh dưỡng nhất.
Ví dụ, một quả táo nguyên vỏ chứa nhiều vitamin K hơn tới 332%, 142% vitamin A, 115% vitamin C, 20% canxi và 19% kali so với quả táo gọt vỏ.
Tương tự, một củ khoai tây luộc cả vỏ có thể chứa nhiều vitamin C hơn tới 175%, 115% kali, 111% folate, 110% magie và phốt pho so với loại đã gọt vỏ. Hơn nữa, mức độ chống oxy hóa trong vỏ trái cây có thể cao hơn 328 lần so với trong thịt quả, giúp ngăn ngừa một số bệnh.
Tuy nhiên, một số loại vỏ trái cây hoặc rau quả khó tiêu thụ hoặc không ăn được. Ví dụ, vỏ quả bơ được coi là không ăn được, bất kể chúng được nấu chín hay sống. Vỏ dứa, dưa, hành tây và cần tây, có thể có kết cấu dai, khó nhai và tiêu hóa. Trái cây họ cam quýt cũng có vỏ dai và đắng nên khó ăn sống.
Rửa là một cách tốt để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt vỏ. Gọt vỏ là cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu đã thấm vào vỏ trái cây và rau quả.
Một số loại thực phẩm bóc vỏ tốt nhất, bao gồm: trái bơ, trái cây họ cam quýt như bưởi, chanh, chanh, cam; tỏi, bí, dưa gang, củ hành, trái cây nhiệt đới như vải thiều, dứa, đu đủ.
Một số loại ăn được vỏ, bao gồm táo, mơ, măng tây, cuối, cà rốt, anh đào, dưa chuột, cà tím, nho, kiwi, nấm, củ cải, đậu xanh, quả đào, lê, mận, khoai tây.