Vào nơi pha chế thuốc phóng xạ mới ở Bệnh viện Chợ Rẫy

Khoa y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy vừa ứng dụng kỹ thuật mới đặc hiệu, chuyên biệt trong ghi hình PET/CT chẩn đoán, theo dõi ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết, với chi phí bằng 1/4 so với thực hiện ở nước ngoài.

Đây là niềm vui của các bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết tại nước ta, khi không còn phải ra nước ngoài như trước đây nếu muốn chụp PET/CT với hai loại thuốc phóng xạ (Galium-68 PSMA và Galium-68 Dotatate), mà không thể nhập khẩu do thời gian sử dụng trong vòng 60 phút.

Chia sẻ Tuổi Trẻ Online, TS.BS Nguyễn Xuân Cảnh – trưởng khoa y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) – cho hay từ năm 2009 bệnh viện đã thực hiện ghi hình PET/CT với thuốc F-18 FDG đánh giá chuyển hóa đường glucose trong nhiều loại bệnh ung thư.

uy nhiên kỹ thuật này còn “khoảng trống” đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết nên kết quả chẩn đoán không cao.

Sau thời gian học hỏi nước ngoài và “hội tụ” đủ các điều kiện về trang thiết bị, máy móc, nhân sự, nguyên liệu…, khoa y học hạt nhân đã phát triển một kỹ thuật mới chuyên biệt, đặc hiệu hơn, đó là ghi hình PET/CT với hai loại thuốc phóng xạ Galium-68 PSMA trong ung thư tuyến tiền liệt và Galium-68 Dotatate trong u thần kinh nội tiết.

Để pha chế hai loại thuốc phóng xạ này, các kỹ sư vật lý hạt nhân, kỹ sư hóa phóng xạ và dược sĩ phóng xạ phải thực hiện nhiều khâu với sự kiểm định nghiêm ngặt. Thuốc phóng xạ được điều chế trong vòng 30 phút, và thuốc cho “ra lò” phải đạt chất lượng tốt nhất cho người bệnh.

Khi bệnh nhân áp dụng kỹ thuật mới đặc hiệu, chuyên biệt này cho thấy việc phát hiện tế bào ung thư nhanh và chính xác hơn, đặc biệt những tổn thương nguyên phát và tế bào ung thư di căn. Điều này giúp bác sĩ lâm sàng có phương án điều trị thích hợp, trúng đích, mang lại hiệu quả cao.

“Trước đây bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết cũng chụp PET/CT bằng thuốc đánh giá chuyển hóa đường glucose phóng xạ chung nhưng hiệu quả không cao. 

Nhiều người ra nước ngoài thực hiện, tốn rất nhiều chi phí. Với kỹ thuật mới đặc hiệu, chuyên biệt này của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ giúp người bệnh thực hiện ngay trong nước, chi phí bằng 1/4 so với thực hiện tại nước ngoài”, TS.BS Cảnh chia sẻ.

TS.BS Cảnh cho biết thêm sẽ không dừng lại kỹ thuật mới đặc hiệu nêu trên dành cho ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết, trong tương lai bệnh viện kỳ vọng sẽ có thuốc phóng xạ chuyên biệt cho những loại ung thư khác, về con đường chuyển hóa và cả đường tín hiệu tế bào.

Nơi điều chế thuốc phóng xạ chẩn đoán ung thư ở Bệnh viện Chợ Rẫy:

Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết được chụp PET/CT với hai loại thuốc phóng xạ mới, mà không cần phải ra nước ngoài như trước đây - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết được chụp PET/CT với hai loại thuốc phóng xạ mới, mà không cần phải ra nước ngoài như trước đây
PET/CT có thể cung cấp hình ảnh rất chi tiết về các mô ung thư với độ chính xác cao - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
PET/CT có thể cung cấp hình ảnh rất chi tiết về các mô ung thư với độ chính xác cao
Để pha chế hai loại thuốc phóng xạ mới Galium-68 PSMA và Galium-68 Dotatate, các kỹ sư vật lý hạt nhân, kỹ sư hóa phóng xạ và dược sĩ phóng xạ khoa y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy phải thực hiện nhiều khâu, với sự kiểm định nghiêm ngặt. Họ đã âm thầm, lặng lẽ điều chế thuốc phóng xạ trong thời gian dài trước khi có sản phẩm chất lượng cao phục vụ người bệnh - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
Để pha chế hai loại thuốc phóng xạ mới Galium-68 PSMA và Galium-68 Dotatate, các kỹ sư vật lý hạt nhân, kỹ sư hóa phóng xạ và dược sĩ phóng xạ khoa y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy phải thực hiện nhiều khâu, với sự kiểm định nghiêm ngặt. Họ đã âm thầm, lặng lẽ điều chế thuốc phóng xạ trong thời gian dài trước khi có sản phẩm chất lượng cao phục vụ người bệnh
Thuốc phóng xạ được điều chế trong vòng 30 phút. Thuốc cho “ra lò” phải đạt chất lượng tốt nhất cho người bệnh khi thực hiện chụp PET/CT - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
Thuốc phóng xạ được điều chế trong vòng 30 phút. Thuốc cho “ra lò” phải đạt chất lượng tốt nhất cho người bệnh khi thực hiện chụp PET/CT –
TS.BS Nguyễn Xuân Cảnh - trưởng khoa y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy - cho hay việc ứng dụng kỹ thuật mới đặc hiệu, chuyên biệt trong ghi hình chẩn đoán, theo dõi ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết, cụ thể là ghi hình PET/CT trên hai loại thuốc phóng xạ mới chỉ là một yếu tố nhỏ trong
TS.BS Nguyễn Xuân Cảnh – trưởng khoa y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy – cho hay việc ứng dụng kỹ thuật mới đặc hiệu, chuyên biệt trong ghi hình chẩn đoán, theo dõi ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết, cụ thể là ghi hình PET/CT trên hai loại thuốc phóng xạ mới chỉ là một yếu tố nhỏ trong “bước đi” của khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *