Dưới đây là thông tin cơ bản về các loại thuốc trì hoãn kinh nguyệt hay gọi là thuốc dời ngày kinh phổ biến hiện nay và các lưu ý khi sử dụng.
Trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt bằng cách sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày
Thuốc trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt: Cách dùng và liều dùng
Giảng viên Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt bằng cách sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày để hiệu quả áp dụng như sau:
– Đối với thuốc tránh thai hàng ngày vỉ loại 21 viên: uống 21 viên thuốc trong 21 ngày bình thường, nhưng sau đó thay vì nghỉ 7 ngày rồi bắt đầu uống vỉ mới thì lại tiếp tục luôn dùng nối tiếp mà không nghỉ ngày nào nữa. Muốn chậm kinh để đi du lịch trong thời gian với vài ngày sẽ uống ở vỉ mới với số viên tương đương (Ví dụ muốn dời ngày đèn đỏ muộn 4 ngày so với bình thường thì uống 4 viên trong vĩ thuốc tránh thai mới). Cách làm chậm chu kỳ kinh nguyệt chậm hơn 1 tháng so với bình thường chính là uống trọn vẹn hết vỉ thuốc tránh thai hàng ngày này.
– Đối với thuốc tránh thai hàng ngày vỉ loại 28 viên: uống hết 21 viên trong 21 ngày và bỏ đi không uống 7 viên còn lại, viên có màu nâu được gọi là “giả dược”. Sau đó tiếp tục uống viên số 1 của vỉ thuốc 28 viên mới và duy trì uống từng ngày bình thường để hoãn chu kỳ kinh tháng đó.
Theo đó, tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra trở lại sẽ khác nhau, nhưng thông thường sẽ rơi vào khoảng thời gian này là từ 10 đến 15 ngày. Trong một số trường hợp, kinh nguyệt có thể xuất hiện lại ngay lập tức trong vòng vài giờ sau khi ngừng thuốc.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì trước khi sử dụng thuốc để dời ngày kinh nên hỏi ý kiến bác sĩ sản phụ khoa. Dựa trên mức cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt và những vấn đề về sức khỏe , bác sĩ sẽ kê cho từng đối tượng liều thuốc và thời gian dùng thuốc phù hợp. Dưới đây là một số điều cần lưu ý thêm trong chuyên mục các bạn cùng theo dõi nhé!
Làm dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt có thể gây ra cơn đau nghiệm trọng
Thuốc trì hoãn kinh nguyệt và lưu ý khi dùng
Chuyên mục Sức khỏe – Giới tính cập nhật: Kinh nguyệt có thể xuất hiện ngay lập tức khi ngưng dùng thuốc (sau vài giờ) hoặc có thể cần tới 10 – 15 ngày. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng sau 15 ngày sau khi ngưng thuốc mà lại không thấy có kinh thì nên đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác gây hiện tượng chậm kinh;
Việc sử dụng thuốc để trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt không có hại nhưng không nên thường xuyên thực hiện như một thói quen, bởi vì các thuốc này khi dùng gây ức chế chu kỳ hormone tự nhiên trong cơ thể.
Chỉ nên dùng thuốc trì hoàn trong các trường hợp bất đắc dĩ, nên trở lại với bình thường thời gian càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, dùng các thuốc này cũng có thể gây ra tác dụng phụ dẫn tới những cơn đau nghiêm trọng;
Thuốc trì hoãn kinh nguyệt không ảnh hưởng tới sự rụng trứng nên không có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai;
Thuốc hoãn kinh có chứa progesterone, có một số tác dụng phụ giống với tình trạng thừa progesterone như: nổi mụn trứng cá, trường bụng,… gây ra do mất cân bằng hormone trong cơ thể.
Ngoài 2 loại thuốc kể tên trên, hiện có thông tin dùng ibuprofen giúp làm chậm kinh. Ban cố vấn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý: nếu lựa chọn dùng thuốc ibuprofen để làm chậm chu kỳ kinh nguyệt hơn bình thường thì bạn sẽ phải uống nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo. Do đó, cách này không được khuyến khích để trì hoãn kinh nguyệt.