Sổ tay TBYT (Phần 2) : Đặc điểm thị trường thiết bị y tế hiện nay

1. Tình hình sản xuất trong nước

          Nếu như trước đây, sản xuất trong nước chỉ tập trung vào các loại Hóa chất, tiêu hao, vật dụng và dụng cụ đơn giản theo cách thủ công như: vật dụng inox, vật tư tiêu hao nhựa, Bông gạc… Thì trong những năm gần đây, dần có nhiều các sản phẩm công nghệ cao được sản xuất trong nước. Tuy nhiên hầu hết là các nhà máy của các thương hiệu quốc tế, hoặc các liên doanh. Các sản phẩm thuần trong nước có rất ít và công nghệ cũng đơn giản như: Dao điện, máy Laser, nồi hấp, máy sắc thuốc…

Triển lãm Medipharm Expo

2. Chất lượng Dịch vụ kỹ thuật 

          Dịch vụ kỹ thuật thiết bị Y tế ( kỹ thuật Y sinh ) ở nước ta hiện nay còn thấp, chất lượng đào tạo không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Đa số sinh viên ra trường không thể làm việc ngay mà phải thông qua đào tạo lại. Với lượng trang thiết bị, vật tư Y tế lớn hiện nay thì đòi hỏi Ngành Kỹ thuật Y sinh phải phát triển cao hơn, chuyên nghiệp hơn nữa.

Bên cạnh đó do hầu hết các sản phẩm, linh kiện phải thông qua nhập khẩu và giá thành rất cao. Ngoài ra việc không chủ động được công nghệ, trình độ trong nước còn kém nên lĩnh vực này còn gặp rất nhiều khó khăn.

Dịch vụ kỹ thuật thiết bị y tế

3.Hệ thống phân phối ở Việt Nam

          Kể cả sản phẩm được sản xuất trong nước hay nhập khẩu, thường thông qua nhà phân phối chính ( có thể độc quyền ) đến các đại lý. Với các sản phẩm nhập khẩu, nhất là các thương hiệu lớn thường có Văn phòng đại diện ( thường không bán trực tiếp ) hoặc nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam. Họ có thể trực tiếp bán hàng hoặc thông qua các Đại lý phân phối sản phẩm

4. Trên thị trường hiện vẫn tồn tại song song và dường như được chấp nhận bởi 2 nguồn hàng chính : Hàng chính ngạch, tiểu ngạch, hàng nhái

4.1 Hàng chính ngạch

          Hay còn gọi là hàng chính hãng. Các sản phẩm được nhập khẩu hợp pháp, có đầy đủ giấy tờ của các cơ quan hữu quan theo quy định. Hàng chính ngạch thường là các hàng thương hiệu, có văn phòng đại diện, nhà phân phối chính thức và có hệ thống phân phối tốt ở Việt Nam. Ví dụ các tên tuổi lớn như: GE, Philipp, Toshiba, Hitachi, Aloka…

4.2 Hàng tiểu ngạch

         Còn gọi là hàng lậu, các sản phẩm này có thể là hàng của chính hãng ( có kênh chính ngạch nhưng vẫn bị nhập tiểu ngạch ). Tuy nhiên đa số các hàng tiểu ngạch là các thương hiệu nhỏ, nhỏ nhẹ dễ vận chuyển và chủ yếu xuất xứ Trung Quốc. Thời kỳ trước, khi BYT chưa siết chặt quản lý nhập các Thiết bị y tế cũ thì kênh tiểu ngạch là kênh chính đưa sản phẩm về Việt Nam ( kể cả các máy lớn ). Hàng tiểu ngạch cũng thường là các sản phẩm chất lượng kém, giá thành rẻ và rất nhiều trong số đó có hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

4.3 Hàng OEM gắn nhãn mác khác nhau

         Thiết bị y tế cũng như các thiết bị công nghệ khác, chỉ một số ít các Công ty thực sự sản xuất phần cứng hoặc phần mềm. Hầu như tất cả các hãng ( kể cả hãng nổi tiếng ) đều có OEM một phần hoặc toàn bộ sản phẩm. Các nhà máy ( chủ yếu từ Trung quốc ) sản xuất ra các sản phẩm hoàn chỉnh theo đơn đặt hàng của các công ty hoặc chung mẫu cho rất nhiều công ty. Do vậy mà trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trông hao hao, hoặc thậm chí giống y hệt nhau của các thương hiệu khác nhau.

4.4 Hàng nhái

          Rất nhiều người nghi ngại việc mua phải sản phẩm thương hiệu bị lám nhái. Tuy nhiên. Do thiết bị y tế thường có công nghệ cao, sản xuất phức tạp nên hầu như trên thị trường không có sản phẩm nhái các thương hiệu lớn. Chỉ có một số rất ít Công ty tuốt lại các máy cũ rồi bán dưới dạng hàng Demo ( trưng bày ), hàng tồn và làm giả giấy tờ để lừa khách hàng.

Trên thị trường cũng tồn tại rất nhiều sản phẩm ( khá phổ biến ) được làm nhái các thương hiệu nổi tiếng như: máy soi TMH hãng Provix ( với các model CT-300, CCH-900 và CCU-900H ), Máy soi TMH Medtech, Xerox… Cũng có nhiều loại máy xét nghiệm, hóa chất được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam in nhãn mác khác nhau. Các sản phẩm này không được cấp phép vẫn hoạt động tràn lan và công khai ( chủ yếu là hệ thống y tế tư nhân nhỏ . Thực tế có rất nhiều sản phẩm đó chất lượng rất tốt, giá thành phụ hợp nhưng do thủ tục xin cấp phép phức tạp nên các doanh nghiệp vẫn sản xuất, kinh doanh.

4.5 Hàng quay đầu

         Là thuật ngữ được dùng để mô tả các loại hàng hóa ( chủ yếu là Hóa chất, vật tư tiêu hao  ) được tuồn từ các cơ sở khám chữa bệnh ra ngoài thị trường.

        Nguồn gốc của các sản phẩm này rất phong phú, nhưng đều thông qua sự trộm cắp, bớt xén của cán bộ nhân viên Kho và các khoa phòng sử dụng. Nguyên nhân chính là sự quản lý lỏng lẻo, không có phần mềm đồng bộ theo dõi tất cả các khâu từ nhập kho đến sử dụng. Ngoài ra kẻ hở của BHYT khi áp định mức tiêu hao cho các xét nghiệm, phẫu thuật, thủ thuật cũng khiến các cán nhận nhân viên tìm cách tiết kiệm, bớt xén để tuồn ra ngoài bán.

        Hàng quay đầu thường có chất lượng không ổn định do được ghép, trộn ( phim XQ, hóa chất XN ) lại với nhau. Đặc biệt là khâu bảo quản thiếu chuyên nghiệp, hàng hóa được bảo quản ở điều kiện không đảm bảo. Ngoài ra, các hàng hóa thường lấy ra từ cuối giai đoạn dùng nên hạn đã trôi và bị hao mòn hóa học với môi trường

         Các hàng hóa này chủ yếu được bán trực tiếp tới các cơ sở Y tế tư nhân, kể cả một số bệnh viện tư nhân. Một số quay trở lại các cửa hàng nhỏ, các tiểu thương và nhiều nhất được tập trung lại Phương Mai – Hà Nội ( thiên đường của hàng quay đầu ). Từ đó hàng quay đầu được hợp thức hóa đơn và thậm chí trà trộn với hàng chính hãng cung cấp ra thị trường

Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng, nếu các đơn vị không quản lý tốt sẽ thất thoát nguồn tài chính không nhỏ. Nguy hiểm hơn là cách làm này có thể dẫn tới các sai số cận lâm sàng, giảm hiệu quả điều trị. Ngoài ra các Công ty kinh doanh hàng chính ngạch cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các loại hàng hóa này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *