Quy trình bảo quản vaccine, sinh phẩm không phải ai cũng biết

Quy trình bảo quản vaccine, sinh phẩm không phải ai cũng biết

Hầu hết vaccine có các yêu cầu bảo quản đặc biệt cao, nếu như không được đảm bảo sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của vaccine, thậm chí khiến vaccine hoàn toàn mất tác dụng. Vaccine phải được bảo quản đúng cách kể từ thời điểm được sản xuất cho đến khi chúng được sử dụng và đây là trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 
 

Các điều kiện lưu trữ vaccine


Phần lớn vaccine nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8ºC trong tủ lạnh, với nhiệt độ trung bình tốt nhất là 5ºC. Ngoài ra, nhiều loại nên được bảo vệ khỏi ánh sáng và được đóng gói phù hợp vì tia UV có thể làm hỏng vaccine.
Vắc xin phải được bảo quản riêng trong dây chuyền lạnh theo quy định cơ sở tiêm chủng, không bảo quản chung với các sản phẩm khác.

Quá trình bảo quản vaccine

/upload/image/quy%20trinh%20b%E1%BA%A3o%20qu%E1%BA%A3n%20vaccine.jpg
CDC khuyến nghị rằng nên xây dựng và duy trì một kế hoạch kỹ lưỡng cho việc đặt hàng, chấp nhận, xử lý và lưu trữ vaccine bao gồm cả tính toán các địa điểm lưu trữ khẩn cấp nếu có sự cố mất điện hoặc tình huống tương tự. 
Những vấn đề chính trong quá trình bảo quản vaccine như:

  • Vaccine đã hết hạn sử dụng
  • Tủ đông và tủ lạnh quá ấm (tủ đông trên -14 độ và tủ lạnh trên 8 độ C)
  • thiếu nhiệt kế trong tủ đông, tủ lạnh hoặc sử dụng tủ đông/ lạnh kết hợp

Ngoài ra, các ngăn thường ảnh hưởng đến nhiệt độ của nhau, đặc biệt là trong các thiết bị nhỏ hơn, khi đặt ngăn đá ở nhiệt độ -14ºC sẽ làm giảm nhiệt độ của tủ lạnh xuống dưới 2ºC, làm hỏng vaccine được làm lạnh. 
Để bảo quản vaccine hiệu quả nhất, tủ lạnh và tủ đông phải là loại độc lập và dành riêng cho mục đích lưu trữ và bảo quản vaccine. Mỗi thiết bị cũng nên có một nhiệt kế độc lập được hiệu chuẩn thường xuyên, tốt nhất là có màn hình hiển thị nhiệt độ bên ngoài có thể xem được mà không cần mở cửa. Và các vị trí lưu trữ đều có khả năng sử dụng bộ ghi nhiệt độ tự động để có thể xem lại nhiệt độ lịch sử, mặc dù điều này có thể được thực hiện thủ công khi không có tùy chọn kỹ thuật số. 


1. Nhiệt độ ảnh hưởng đến vaccine


Tất cả các vaccine đều chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ nhưng một số vaccine nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn các vaccine khác. 

  • Ảnh hưởng của nhiệt độ cao được xếp thứ tự như sau: OPV, Sởi, DPT-VGB-Hib, DPT, BCG, Dt, Td, UV, VGB, VNNB. 
  • Chú ý: tất cả vaccine đông khô đều trở nên rất nhạy cảm với nhiệt độ cao sau khi pha hồi chỉnh.
  • Một số vắc xin cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh, khi bị đông băng hoặc khi ở nhiệt độ dưới 0ºC có thể làm mất hiệu lực của vắc xin. Không được để những vắc xin này tiếp xúc với nhiệt độ đông băng và nhiệt độ cao. 
  • Các vaccine ảnh hưởng bởi nhiệt độ đông băng: VGB,DPT, DT, Td, UV, DPT-VGB-Hib, VNNB, thương hàn, tả. 


2. Ánh sáng ảnh hưởng đến vaccine


Vaccine BCG, Sởi là những vắc xin rất nhạy cảm với ánh sáng và không được để những vaccine này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn nê ông).


3. Thời gian bảo quản vacccine và hạn sử dụng


Cần lưu ý tới chỉ thị nhiệt độ lọ vaccine (nếu có) và hạn sử dụng lọ vaccine, không bao giờ được sử dụng vaccine đã hết hạn sử dụng hoặc chỉ thị nhiệt độ lọ vaccine cho thấy vaccine cần phải hủy bỏ


4. Cách sắp xếp tủ lạnh để bảo quản vaccine 


Tất cả các vaccine phải bảo quản ở khoang chính 
Sắp xếp các hộp vaccine sao cho không khí có thể lưu thông giữa chúng, để những hộp vaccine dễ bị hỏng đông băng cách xa khoang làm, giàn làm lạnh, thành hoặc y của tủ lạnh là những nơi dễ bị đông băng. 


5. Cách sắp xếp vaccine vào hòm lạnh, phích vắc xin 

  • Lấy bình tích lạnh đã đông băng ra khỏi khoang làm và đóng cửa tủ lạnh lại 
  • Để các bình tích lạnh đã đông băng ở nhiệt độ phòng cho đến khi trong bình tích lạnh bắt đầu tan. Kiểm tra bình tích lạnh đã đạt yêu cầu chưa bằng cách lắc và nghe tiếng nước óc ách. 
  • Lau khô bình tích lạnh, xếp bình tích lạnh vào 4 thành xung quanh 
  • Đóng gói các hộp vaccine để đầu lọ vaccine quay lên trên 
  • Gói vaccine và dung môi vào túi ni lông và xếp vào giữa phích vaccine 
  • Để nhiệt kế cùng với vaccine 
  • Để miếng xốp ở trên cùng 
  • Đậy nắp phích vaccine 
  • Không để phích vaccine trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong quá trình vận chuyển 
  • Lưu ý: Có thể sử dụng trong trường hợp không đủ bình tích lạnh, mặc dù đây không phải là cách tốt nhất. 

Nếu sử dụng : 

+ Để đá trong túi ni lông ở đáy của phích vaccine 
+ Để miếng bìa ngăn cách vaccine và đá 
+ Để lọ vắc xin và nhiệt kế trong túi ni lông đảm bảo nhãn không ướt và bị bong bởi nước
+ Không để trực tiếp lên trên vắc xin 
+ Để miếng xốp lên trên cùng và đậy nắp lại 

/upload/image/2911299812-removebg-preview.png

7. Không để thực phẩm và đồ uống, các thuốc, hóa chất, bệnh phẩm trong tủ lạnh bảo quản vắc xin


Nhiệt độ bảo quản vắc xin được khuyến nghị là:

  • Tủ đông: Trong khoảng từ -58 ° F đến + 5 ° F (giữa -50 ° C đến -15 ° C)
  • Tủ lạnh:

Trong khoảng từ 35 ° F đến 46 ° F (giữa 2 ° C và 8 ° C)

Trung bình: 40 ° F (5 ° C)

/upload/image/Picture12.png
Tủ lạnh chuyên dụng là loại tủ lạnh để bảo quản vaccine cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay còn gọi là tủ bảo quản vaccine:

  • cơ chế điều chỉnh nhiệt độ đảm bảo cung cấp nhiệt độ chính xác từ 2 đến 8 độ C
  • lưu thông không khí liên tục
  • Hệ thống phục hồi nhiệt độ rất nhanh 
  • Giữ nhiệt độ bên trong từ 2 đến 8 độ C ngay cả khi nhiệt độ xung quanh thay đổi

Nhân viên xử lý vaccine cần được trang bị đầy đủ kiến thức về:

  • Thực hành bảo quản và xử lý vaccine
  • Tầm quan trọng của dây chuyền lạnh
  • Quy trình bảo trì và sửa chữa thiết bị
  • Lên kế hoạch dự phòng cho trường hợp bảo trì, hỏng hóc thiết bị hoặc mất điện

Khi vận chuyển vaccine đến các địa điểm y tế, bắt buộc phải dùng thiết bị chuyên dụng dành cho vận chuyển vaccine như hộp vận chuyển vaccine, sử dụng đá khô, có màn hình hiển thị nhiệt độ bên ngoài để đảm bảo chất lượng vaccine như đang lưu trữ và bảo quản ở tủ bảo quản vaccine. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *