Làm gì để bảo vệ cả gia đình phòng ngừa bệnh bạch hầu?

Bạch hầu là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng do lây qua đường hô hấp và dịch tiết của người bệnh.

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho trẻ - Ảnh: CDC Điện Biên

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho trẻ – Ảnh: CDC Điện Biên

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây viêm cơ tim, tổn thương não, bít đường thở, liệt cơ hô hấp, tứ chi. Bệnh có diễn tiến nhanh chóng và có thể gây tử vong.

Bệnh bạch hầu: Gánh nặng nếu không được chủng ngừa đầy đủ

Người dân thường có lầm tưởng khi cho rằng bệnh bạch hầu chủ yếu chỉ tác động lên trẻ em. Suy nghĩ này phần lớn bắt nguồn từ việc số lượng ca mắc bạch hầu hầu hết xuất hiện ở trẻ em.

Tuy nhiên, thực tế, bệnh bạch hầu có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác nhau. Lý do là vì kháng thể từ việc tiêm ngừa không “tồn tại mãi”, mà sẽ giảm dần theo thời gian. Điều đó có nghĩa là, trẻ lớn hay người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây nếu không được “tiêm nhắc” đầy đủ ngay tại thời điểm phù hợp.

Gánh nặng bệnh bạch hầu tại Việt Nam

Từ năm 2016 đến nay, năm nào nước ta cũng ghi nhận các ca mắc/tử vong do bạch hầu. Trong đó phải kể đến dịch bạch hầu ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Phước với số ca tử vong là 5 và số ca mắc lên đến 200 trường hợp. Từ cuối tháng 8 năm nay, bệnh bạch hầu tiếp tục diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam.

Năm 2023, tính đến thời điểm hiện tại tại Hà Giang và Điện Biên, Thái Nguyên, đã có 3 trường hợp tử vong và số ca mắc là 20 ca. Đáng chú ý, các ca mắc hoặc tử vong do bạch hầu tập trung chủ yếu tác động đến đối tượng trẻ em lớn trên 5 tuổi và người lớn. Điều này cho thấy rằng bệnh bạch hầu có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Làm gì để bảo vệ cả gia đình phòng ngừa bệnh Bạch hầu? - Ảnh 2.

Bệnh bạch hầu lây lan qua đường hô hấp hoặc dịch tiết của người mắc bệnh

Cần chủng ngừa bạch hầu ở các độ tuổi khác nhau

Phòng bệnh bạch hầu là hành trình trọn đời, cần phải được thực hiện ở các độ tuổi khác nhau để đảm bảo được bảo vệ dài lâu và hiệu quả.

Lịch tiêm bạch hầu cụ thể như sau:

– Tiêm đủ 4 mũi vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 trong 2 năm đầu đời (được tiêm miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng)

Bên cạnh đó, có thể xem xét lịch tiêm nhắc theo khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ và WHO:

– Tiêm nhắc khi được 4-6 tuổi

– Tiêm nhắc ở giai đoạn thanh thiếu niên (9-15 tuổi)

– Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm sau đó

Người dân cần đặc biệt lưu ý rằng kháng thể ngừa bạch hầu không tồn tại mãi, mà sẽ giảm dần theo thời gian. Dù đã tiêm phòng trước đây nhưng không được tiêm nhắc đúng thời điểm thích hợp, trẻ em và người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Vì vậy, người dân đã được chủng ngừa bạch hầu trước đó nên tiêm nhắc đúng thời điểm để duy trì kháng thể.

Chủ động bảo vệ cả gia đình bằng vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu phù hợp cho từng lứa tuổi

Chủ động bảo vệ cả gia đình bằng vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu phù hợp cho từng lứa tuổi

Với tình hình bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp như hiện tại, hãy chủ động bảo vệ cả gia đình bằng vắc  xin phòng ngừa bệnh bạch hầu phù hợp cho từng lứa tuổi. Vui lòng tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chủng ngừa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *