Đại Cương Về Gãy Xương – Bài Giảng ĐHYD TPHCM

PHẦN 4: CHẨN ĐOÁN GÃY XƯƠNG

9. CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA GÃY XƯƠNG

Có nhiều dấu hiệu lâm sàng khi có gãy xương. Các dấu hiệu lâm sàng chính được phân thành 2 nhóm chính:

9.1. Các dấu hiệu chắc chắn gãy xương

– Biến dạng (5 kiểu)

– Cử động bất thường

– Tiếng lạo xạo

Sau một chấn thương nếu thấy một hoặc nhiều trong các dấu hiệu kể trên có thể nói chắc chắn có gãy xương.

9.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương

– Đau

– Sưng, bầm tím

– Mất cơ năng

Các trường hợp gãy xương đều có các dấu hiệu kể trên. Song các chấn thương khác (như trật khớp, bong gân vv..) cũng có các dấu hiệu đó, nên khó khẳng định có chắc là gãy xương hay không.

10. CÁC DẤU HIỆU BẰNG HÌNH ẢNH CỦA GÃY XƯƠNG

Có thể dùng các hình thức hình ảnh sau đây xác định gãy xương

10.1. X-quang qui ước thông thường

(bắt buộc phải thực hiện đối với mọi gãy xương)

– Tối thiểu hai bình diện (mặt và bên).

– Các tư thế khác nếu cần.

– Chụp lấy đủ hai khớp của một thân xương dài.

10.2. Chụp X-quang cắt lớp cổ điển hoặc cắt lớp điện toán (CT-scan)

Đối với các gãy xương phức tạp.

10.3. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI)

Ít dùng. Đặc biệt khi cần xem chi tiết các tổn thương:

– Sụn mặt khớp, sụn chêm.

– Mô mềm như cơ, dây chằng.

Có trường hợp chỉ hỏi cơ chế chấn thương và dựa vào các dấu hiệu lâm sàng cũng có thể xác định được gãy xương, nhưng cần có phim X- quang để biết đầy đủ các chi tiết của gãy xương. Phim cho phép xác định những chi tiết gãy xương sau đây:

– Vị trí gãy (đầu xương hay đoạn 1/3 nào của thân xương)

– Đường gãy (gãy ngang, chéo, xoắn, nhiều mảnh..)

– Các di lệch

– Các đặc điểm hình ảnh mô mềm (mức độ phù nề, các khoảng hoàn toàn không cản quang là vùng mô mềm bị mất do tổn thương hay vùng có không khí lọt vào nếu là gãy xương hở).

11. CHẨN ĐOÁN NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG

11.1. Chẩn đoán xác định có gãy xương

(Chú ý khẳng định gãy kín hay gãy hở, gãy nhiều xương). Có thể dựa vào:

– Cơ chế chấn thương

– Giới và tuổi

– Các dấu hiệu lâm sàng

11.2. Hình ảnh X-quang cho các chi tiết của xương gãy

11.3. Chẩn đoán tình trạng nạn nhân bị gãy xương

– Có biến chứng gì khôn

– Có tổn thương kết hợp không (nạn nhân đa thương)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *