Bệnh Học Nội – ĐHYD TPHCM

Hẹp Van Hai Lá – Bài Giảng ĐHYD TPHCM

PHẦN 4: BIẾN CHỨNG & CHẨN ĐOÁN HẸP VAN 2 LÁ

VII. BIẾN CHỨNG

1. Nhĩ trái

– Nhĩ trái dãn lớn gây chèn ép cơ quan lân cận.

– Rối loạn nhịp tim (nhanh xoang, ngoại tâm thu nhĩ, cuồng động nhĩ, rung nhĩ).

Biến chứng thường gặp nhất của hẹp van hai lá là rung nhĩ. Tần suất rung nhĩ trên bệnh nhân hẹp van hai lá liên quan cả hai yếu tố: độ nặng của tắc nghẽn và tuổi bệnh nhân. Hẹp hai lá nặng < 30 tuổi chỉ 10% rung nhĩ, nếu > 50 tuổi tỉ lệ này là 50%.

Rung nhĩ tạo thuận lợi hình thành huyết khối trong nhĩ trái và biến chứng thuyên tắc toàn thân. Rung nhĩ trên bệnh nhân hẹp van hai lá có tiên lượng toàn thân xấu hơn trong dân số chung. Bệnh nhân rung nhĩ và hẹp van hai lá, tỉ lệ sống còn 5 năm chỉ có 64%, so sánh với 85% trên bệnh nhân rung nhĩ không có hẹp van hai lá.

2. Ở phổi

– Ho ra máu, phù phổi cấp, nhiễm trùng phổi (viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, nhồi máu phổi…).

– Viêm phổi lưới phì đại.

– Viêm phổi nhiễm hemosiderine.

3. Suy tim phải

4. Gan

Rối loạn chức năng gan, xơ gan tim.

5. Biến chứng toàn thể khác

– Nghẽn động mạch do huyết khối thành lập trong nhĩ trái chạy ra ngoài đại tuần hoàn.

– Thấp tim tiến triển.

– Viêm nội tâm mạc (ít xảy ra).

VIII. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

– Lâm sàng nghe tim có các triệu chứng điển hình gồm T1 đanh, rung tâm trương, clac mở van.

– Cận lâm sàng gồm dấu hiệu ECG, X quang và siêu âm.

– Mức độ hẹp van hai lá:

  • Hẹp nặng: diện tích lỗ van < 1 cm2
  • Hẹp vừa: diện tích lỗ van 1-1,5 cm2
  • Hẹp nhẹ: diện tích lỗ van > 1,5 cm2

2. Chẩn đoán phân biệt

2.1. Tiếng tim và âm thổi

– Rung tâm trương do tăng lưu lượng máu qua van hai lá: hở hai lá nặng, thông liên thất, còn ống động mạch.

– Rung tâm trương (rung Flint) trong hở van động mạch chủ.

– Âm thổi Carey- Coombs: rung tâm trương do viêm van hai lá trong thấp khớp cấp.

– Rung tâm trương của van ba lá: hẹp van ba lá.

– T1 mạnh có thể gặp trong nhịp nhanh, cường giáp, sốt.

2.2. Các nguyên nhân làm tắc nghẽn dòng máu từ nhĩ trái xuống thất trái

– Tim ba buồng nhĩ (cor triatriatum): tật bẩm sinh có màng xơ có lỗ ngăn đôi nhĩ trái, chia nhĩ trái làm hai phần, chẩn đoán bằng siêu âm.

– U nhầy nhĩ trái: rung tâm trương thay đổi theo tư thế, không có clac mở van, kèm những dấu hiệu của bệnh hệ thống như sốt, thiếu máu, sụt cân, huyết khối nghẽn mạch, tốc độ lắng máu tăng, nồng độ IgG huyết thanh tăng.

– Huyết khối hình cầu có cuống ở nhĩ trái: triệu chứng hẹp hai lá không thường xuyên

– Viêm nội tâm mạc với sùi lớn.

2.3. Các bệnh khác

– Thông liên nhĩ.

– Tăng áp động mạch phổi nguyên phát.

3. Chẩn đoán nguyên nhân

Nguyên nhân thấp tim chiếm đa số.

IX. THỂ LÂM SÀNG

1. Hẹp hai lá đơn thuần

– Thể phù phổi (hẹp hai lá khít < 1 cm2): triệu chứng nổi bật ở phổi, khó thở, ho ra máu, đặc biệt phù phổi cấp dễ xảy ra trên người nữ lúc sinh con.

– Thể hẹp hai lá nhẹ (diện tích > 2 cm2): không có triệu chứng cơ năng.

– Thể hẹp hai lá câm: không có triệu chứng nghe trên lâm sàng rõ, chẩn đoán bằng ECG, siêu âm tim.

2. Hẹp hai lá phối hợp

– Hẹp hai lá + thông liên nhĩ: hội chứng Lutembacher.

– Hẹp hai lá + hở hai lá: bệnh van hai lá.

– Hẹp hai lá + hở van động mạch chủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • 1. Eugene Braunvvald: Valvular Heart Disease, Heart Disease 6th edition 2001, by B Saunders Company. Chapter 46, 1643 – 1653.
  • 2. Robert O. Bonow. Eugene Braunwald: Valvular Heart Disease, Braunwald’s Heart Disease 7th edition. 2005. Chapter 57, 1553 – 1564.
  • 3. Catherine M. Otto Robert o. Bonow. Valvular Heart Disease, Braunwald’s Heart Disease 8th edition. 2007. Chapter 62.
  • 4. Eugene Eugene Braunwald: Valvular Heart Disease, Harrison‘s Principles of Intemal Medicine, 16th Edition, 2005. Mc. Graw Hill, Inc, 1390-1393.
  • 5. Valvular Heart Discase, Harrison’s Principles of Internal Medicine, 17th edition. Section 4. Chapter 230.
  • 6. The Washington manual of Medical Therapeutics 2010: Valvular Heart Disease, 33nd Edition, Chapter 4, 181 – 185.
  • 7. Phạm Nguyễn Vinh: Hẹp van hai lá, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, tập 2, 53-61
  • 8. Bệnh học Nội Khoa: Hẹp van hai lá. Bộ môn Nội. Trường ĐHYD 1998, 102 — 119

Tham khảo thêm: https://daivietmedical.vn/

Để biết thêm thông tin về giá máy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0971.199.798 Mr.Sơn

THIẾT BỊ Y TẾ ĐẠI VIỆT – Nhập khẩu và phân phối hàng thiết bị y tế chính hãng tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *